Lãi Suất Ngân Hàng Hạ Nhiệt, Bất Động Sản Có Thực Sự Hưởng Lợi?

Chia sẻ tin này:

Giới phân tích đánh giá quyết định hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ góp phần khơi thông thị trường vốn và tín dụng. Một số kênh đầu tư sẽ được hưởng lợi sau khi lãi suất giảm, trong đó có bất động sản.

Lãi Suất Bớt “Bỏng Tay”

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố giảm lãi suất điều hành, lãi suất liên ngân hàng đã giảm khá mạnh. Cụ thể, lãi suất qua đêm từ mức 6,17%/năm đã giảm xuống còn 5,13%/năm. Kỳ hạn 1 tuần giảm còn 5,53%/năm, còn kỳ hạn 1 tháng từ 7,19%/năm còn 6,83%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 7,53%/năm. Với kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, lãi suất liên ngân hàng chỉ còn 8,36%/năm và 8,49%/năm, giảm tương ứng 1,09%/năm và 1,41%/năm so với trước đó.

Nguồn cung "cắt lỗ" trên thị trường rơi vào các loại hình BĐS có diện tích và giá trị lớn, vượt tài chính người mua thực.
Lãi suất cho vay tại nhiều ngân hàng thương mại đang giảm sau khi NHNN điều chỉnh lãi suất điều hành.

Sau động thái của NHNN, cũng đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi và lãi vay. Techcombank áp dụng các mức lãi suất cho vay mua BĐS, vay xây, sửa nhà, vay tiêu dùng…ở mức 9,4%; SHB cũng có lãi suất cơ sở cho kỳ hạn vay từ 12 tháng trở xuống là 10,7-10,9/năm; BIDV cho các khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống và sản xuất kinh doanh, bao gồm cả vay mua nhà ở với lãi suất từ 10,3%/năm trong 12 tháng đầu tiên; VietinBank triển khai chương trình ưu đãi cho vay với lãi suất chỉ từ 7,1%/năm; Sacombank, SeABank, Bản Việt…cũng tung ra các gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi giảm từ 1-2 điểm % so với mức lãi suất thông thường.

Tác động từ giảm lãi suất thời gian qua mang lại nhiều yếu tố tích cực cho nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS cũng được hưởng lợi. Lãi suất cho vay giảm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giảm một phần chi phí tài chính và kỳ vọng giúp thị trường giải tỏa phần nào tâm lý lo ngại vay mua nhà.

Theo chuyên gia tài chính Hoàng Công Tuấn, lãi suất hạ nhiệt giúp các thị trường tài sản như chứng khoán và BĐS được hưởng lợi. Trong thời gian qua, yếu tố khiến thanh khoản BĐS giảm mạnh nhất phần nhiều là do lãi suất tăng cao vào khả năng huy động vốn khó khăn. Mặt bằng lãi suất hạ và thanh khoản dồi dào là tiền đề để BĐS giảm bớt khó khăn và có sự khởi sắc nhất định sau một khoảng thời gian trầm lắng. Đây cũng là tiền đề để khơi thông dòng vốn cho các doanh nghiệp BĐS và người mua nhà.

Người Đi Vay Cá Nhân Vẫn E Dè

Chị Kim Dung (quận 11, TP.HCM) tìm hiểu mua một căn nhà phố xây sẵn tại quận 12 với giá khoảng 6,2 tỷ đồng. Chị tính phải vay thêm tầm 3 tỷ đồng, bên CĐT sẽ hỗ trợ lãi suất năm đầu là 10%, còn nếu hết hỗ trợ thì tính cả các chi phí thủ tục vay, mức lãi suất mà chị phải trả gần 15%/năm.

Cũng tính mua một căn hộ hoàn thiện tại quận 7 với giá 3,2 tỷ đồng, chị Xuân Anh liên hệ ngân hàng TPBank vay tầm 1 tỷ đồng thì được tư vấn lãi suất cho vay khoảng 12,5%/năm. Tìm hiểu thêm một số ngân hàng khác như BIDV thì lãi suất năm đầu cho vay ưu đãi với cá nhân khoảng 10,5 – 11%/năm. Hết thời gian ưu đãi sẽ thả nổi, hiện lãi suất không ưu đãi của ngân hàng này là khoảng 12,8 -13%. Dù lãi suất đã bớt “bỏng tay” nhưng chị vẫn không dám vay mua căn hộ chung cư vì sợ biến động khi hết hỗ trợ. “Thời gian đầu còn trả lãi thấp, nhưng đến khi thả nổi lại tăng lên 14 – 15% như vừa rồi, tiền lấy đâu mà trả nếu lỡ thu nhập bấp bênh”, chị tâm sự.

Người đi vay cá nhân vẫn phải gánh lãi suất cao và khó được phê duyệt hồ sơ do tín dụng dành cho BĐS vẫn hạn chế.
Người đi vay cá nhân vẫn phải gánh lãi suất cao và khó được phê duyệt hồ sơ do tín dụng dành cho BĐS vẫn hạn chế.

Tìm hiểu thực tế, ngoài chứ gói lãi suất vay mua nhà ở xã hội, mức lãi suất ưu đãi 10,5 -11% chỉ được các ngân hàng áp dụng cho thời hạn từ 3 -12 tháng. Lãi suất vay cá nhân vẫn giữ ở mức cao, nhất là với vay mua nhà đất. Nếu cộng các khoảng thuế phí khi không hưởng ưu đãi, lãi suất vay mua BĐS cá nhận tại một số ngân hàng thương mại rơi vào tầm 13 -14,5%. Phần lớn các ưu đãi tập trung vào cho các ngành sản xuất. Chứng khoán và BĐS vốn không phải ngành ưu tiên nên khó hưởng ưu đãi vay lúc này và thực tế cũng không dễ vay mua nhà do hồ sơ cho vay cá nhân liên quan BĐS vẫn khó khăn trong phê duyệt.

Nhìn nhận ở khía cạnh tích cực, các chuyên gia cho rằng, lãi suất cho vay cao sẽ giúp kiểm soát thị trường BĐS khỏi những đợt tăng trưởng nóng, sốt đất. Song điều này cũng gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh và đầu tư trên thị trường. Một khi lãi suất cho vay cao, người có nhu cầu vay mua nhà sẽ phải cân nhắc, tính toán rất kỹ về khả năng trả nợ. Lãi suất cao không những khiến lợi nhuận của nhà đầu tư bị ảnh hưởng, mà còn có thể gây ra rủi ro với những khách hàng dùng đòn bẩy tài chính để mua BĐS dành cho ở thực.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành là bước đi quan trọng, định hướng cho xu hướng giảm lãi suất của thị trường trong thời gian tới. Động thái vừa qua của NHNN là bước đầu tiên trong quá trình nới lỏng tiền tệ. Nếu các diễn biến kinh tế đồng thuận cho quá trình này, có thể, tới đây sẽ có các đợt giảm trần lãi suất huy động và giảm lãi suất điều hành. Tuy nhiên, muốn kéo giảm lãi suất cho vay xuống 8 – 9%/năm, cũng phải có lộ trình, cần có độ trễ để các ngân hàng trung hòa hết vốn lãi cao. Do vậy, có thể mất thêm một khoảng thời gian nữa để lãi suất cho vay mới có thể giảm.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm