Chủ tịch HoREA: Doanh nghiệp bất động sản không xin hỗ trợ bằng tiền

Chia sẻ tin này:

Chia sẻ tại toạ đàm mới đây, Chủ tịch HoRE khẳng định thị trường BĐS có khả năng tự phục hồi. Vấn đề là doanh nghiệp không xin hỗ trợ tiền mà chỉ xin tháo gỡ cơ chế chính sách thì có thể bật dậy mạnh mẽ như chiếc lò xo bị nén chặt.

Theo ông Châu, thời gian qua, Chính phủ đã có quyết sách hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp một cách thiết thực. Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 406 quyết định miễn, giảm thuế…

Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 30.000 tỉ đồng. Nếu làm được như năm 2013 qua cơ chế cấp bù lãi suất thì 1 đồng cấp bù lãi suất có thể huy động thêm hơn 30 đồng… Đề nghị sớm quyết định, ban hành để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhất cho người mua nhà

Cũng với đó, những tháo gỡ cuối 2020 về đất công xen cài. Nhưng theo ông Châu khâu tổ chức thực hiện chậm. Giao cho các tỉnh quy định thửa nào nhưng giờ là cuối tháng 10 rồi mới chỉ 10 tỉnh ban hành quyết định, còn 3 địa phương trong đó có Tp.HCM chưa ban hành quyết định. Có những quy trình về đầu tư xây dựng TP đã chỉ đạo sở ngành xây dựng nhưng nay vẫn chưa làm nên hồ sơ dự án bị tắc, giảm nguồn cung dự án, sản phẩm, dẫn tới giá tăng liên tục vừa do quy luật cung cầu vừa do thể chế và thực thi pháp luật.

Chính phủ cũng đã có những quyết sách như Nghị định 148, Nghị định 69 đẩy nhanh tiến độ xây dựng lại nhà chung cư cũ nhanh hơn nhưng chưa đi vào cuộc sống. Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 167 về dự án liên quan đất công bị đứng hình lâu nay, đưa ra cửa hẹp tháo gỡ những dự án khó thì UBND tỉnh, thành trình từng dự án lên đê xem xét giải quyết.

Khi xây dựng Luật Đầu tư 2020, có dự án có đất y tế, giáo dục trước đây không doanh nghiệp nào muốn đầu tư nhưng nay lại là loại đất kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp muốn đầu tư liên kết xây dựng trường quốc tế nhưng không có giải quyết được thủ tục đầu tư do chưa có quy định rõ ràng. Theo ông Châu, hi vọng Chính phủ ngày đã trình Quốc hội 1 luật sửa 10 luật, sẽ tháo gỡ được vướng mắc.

Vị Chủ tịch Hiệp hội này cho rằng, qua đại dịch, chúng ta phải giải quyết bài toán chỗ ở cho công nhân. Năm 2018, Thủ tướng đã chấp thuận cho Tổng LĐLĐ thực hiện thiết chế công đoàn nhưng còn quy mô nhỏ. Đề xuất đưa thiết chế này thành nhánh để giải quyết nhà ở cho công nhân. Những khu nhà trọ 10m2 ở 2-3 người vừa chật chội, vừa mất vệ sinh. Đây là trọng điểm cần xem xét. Tp.HCM đã đưa ra định hướng xây 1 triệu căn nhà trong tương lai. Năm 2021, Sở Xây dựng đặt mục tiêu 300.000 căn nhà.

“Đẩy mạnh xây lại nhà chung cư cũ, giải quyết 20.000 nhà ở trên kênh rạch, cho doanh nghiệp làm nhà trọ, phòng trọ là những vấn đề cần thiết. Với gói 30.000 tỉ Bộ Xây dựng đề xuất, hy vọng có nhiều nhà ở xã hội, nhiều khu lưu trú cho công nhân, lâu dài giải quyết bài toán an sinh xã hội cho người có thu nhập thấp và người thu nhập trung bình”, ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm